Quyết định đi du học Nhật Bản, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các áp lực thi cử; học hành; học phí du học Nhật cũng như việc làm thêm. Hay tâm lý bỡ ngỡ khi tiếp xúc với một nền văn hóa hoàn toàn mới… Vậy bạn đã chuẩn bị được những gì cho mình rồi? Tham khảo các bí quyết vàng sau đây của INCOMAS để có thêm những thông tin hữu ích cho mình nhé!

1. YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU

Bạn sẽ thấy người Nhật thường cúi mình và lịch sự nói YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU ở những lần gặp gỡ hay làm việc. Thực tế thì câu này không chỉ dùng khi nhờ ai đó giúp đỡ. Mà còn dùng cả khi tự giới thiệu bản thân. Đôi khi, ở cuối các bức thư, bạn cũng sẽ thấy xuất hiện dòng chữ này.

Với những bạn chưa biết tiếng Nhật hoặc chưa học được nhiều, rất có thể sẽ không khỏi băn khoăn, thắc mắc không biết họ muốn nhờ mình giúp đỡ việc gì. Sự thật thì đây là một trong những cách diễn đạt điển hình ở Nhật Bản. Và nó không có nói tới việc gì cụ thể. Vậy bạn có biết mình nên trả lời thế nào nếu ai đó nói YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU với mình chưa? Đơn giản thôi, bạn chỉ cần nhắc lại YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU là được.

YOROSHIKU ONEGAI SHIMASU

2. Cách từ chối

Trong các mối quan hệ, người Nhật cực kỳ coi trọng chữ “Hòa”. Vậy nên, việc từ chối thẳng thừng khiến các mối quan hệ bị rạn nứt là điều không bao giờ họ mong muốn.

Ví dụ, khi bạn được người khác mời một thức uống hay món ăn mà mình không không thích lắm. Đừng vội từ chối. Trước tiên hãy nói ARIGATOU GOZAIMASU để cảm ơn thành ý của người mời. Sau đó, để từ chối gợi ý hay lời mời đó, bạn có thể nói CHOTTO… Đây là một cụm từ cực kỳ hữu ích. Có thể áp dụng trong các trường hợp bạn có ý từ chối hay cả khi bạn muốn gọi một ai.

Trong công việc hàng ngày, người Nhật cũng dùng khá nhiều từ nói giảm, nói tránh hay cách nói vòng. Như KENTÔ SHITEMIMASU chẳng hạn. Hàm ý của câu nói này là “Sẽ xem xét”; “Sẽ cân nhắc”. Và người ta sẽ dùng nó khi muốn từ chối một giao dịch với khách hàng. Vậy nên, nếu nhận được câu nói này, bạn hãy tự hiểu rằng đừng nên kỳ vọng bất kỳ một điều gì nữa.

ARIGATOU GOZAIMASU

3. Tuân thủ về thời gian

Bạn đã quá quen thuộc vào cảnh trễ tàu, trễ xe bus tại Việt Nam? Ở Nhật Bản thì không như vậy đâu nhé. Bởi các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ở đất nước này chạy rất đúng giờ. Cũng bởi vậy, chỉ cần đợi khoảng 5 phút thôi mà chưa thấy tàu đến là mọi người đã thấy rất sốt ruột rồi.

Ngoài ra, một quy tắc trong giao tiếp nữa mà bạn cần chú ý đó là nên đến trước giờ hẹn tối thiểu 5 phút. Như vậy, người gặp sẽ cảm thấy sự nghiêm túc, lịch sự của bạn, cũng như thấy được bạn coi trọng cuộc hẹn này.

Tuân thủ về thời gian

4. Giờ làm việc ở công ty

Thông thường, các công ty tại Nhật Bản sẽ bắt đầu một ngày làm việc mới vào lúc 9h sáng và kết thúc lúc 5h chiều. Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, ở mức độ nào đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cho phép nhân viên tự điều chỉnh giờ làm việc của mình. Tức là áp dụng chế độ giờ làm việc linh hoạt. Với hình thức này, mọi người vừa có thể làm việc phù hợp với nhịp sinh hoạt hàng ngày của mình. Lại vừa có thể tránh được ùn tắc giao thông giờ cao điểm.

Thế nhưng, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều người ngại không muốn về dù đã hoàn thành xong phần công việc trong ngày. Lý do là vì cấp trên và đồng nghiệp của họ vẫn đang miệt mài làm việc. Chính lúc này, câu nói OSAKI NI SHITSUREI SHIMASU sẽ giúp bạn biểu lộ sự quan tâm đến đồng nghiệp hay cấp trên của mình.

Lời kết:

Trên đây chỉ là một vài điểm nổi bật trong vô số những bí quyết mà bạn cần nắm vững khi đi du học Nhật Bản. Nếu gặp bất cứ khó khăn gì trên hành trình du học sắp tới của mình, đừng ngại ngần liên hệ ngay với Jellyfish Education để được hỗ trợ tốt nhất nhé!