Không giống như các nước khác, Nhật Bản là đất nước liên tục hứng chịu các thiên tai ập đến mỗi năm, những quả bom nguyên tử kinh hoàng. Tuy vậy, với ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc, người Nhật đã khiến cho cả thế giới ngạc nhiên về sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nước Nhật hiện tại.

1.Văn hóa giao tiếp của người Nhật

Trong văn hóa Nhật Bản, giao tiếp được đặt ra với khá nhiều quy tắc và lễ nghi cầu kỳ – tất cả mọi người đều bắt buộc phải làm theo điều đó. Điều đặc biệt ở đây dù là bất cứ lời chào nào thì người Nhật cũng sẽ đi cùng với một cái cúi chào.

Tùy thuộc vào địa vị xã hội của từng người cùng với các mối quan hệ xã hội mà người Nhật sẽ dựa vào đó để sử dụng các quy tắc và những lễ nghi phù hợp nhất. Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật có tất cả 3 cách cúi chào khác nhau:

Cúi chào bình thường

Với cách  cúi chào này, thân người sẽ cúi xuống một góc khoảng 20 đến 30o sau đó giữ nguyên trong vòng 2 – 3 giây đối với người đang đứng.

Trong trường hợp nếu đang ngồi thì hãy đặt hai tay xuống dưới sàn. Lưu ý lòng bàn tay úp sấp và đặt cách nhau khoảng 10 đến 20 cm. Đầu cúi xuống thấp cách mặt đất khoảng 10 đến 15 cm.

Chào kiểu Saikeirei

Đây là kiểu chào được sử dụng ở trước bàn thờ hoặc trong những đền thờ của các Thần đạo, chùa của bên Phật Giáo, đứng trước quốc kỳ hoặc đứng trước Thiên hoàng.

Cách cúi chào kiểu người Nhật

Để thực hiện đúng kiểu cúi chào này cúi người từ từ xuống và rất thấp. Như vậy sẽ biểu thị được sự kính trọng đặc biệt sâu sắc đối với cấp trên.

Khẽ cúi chào

Đối với kiểu cúi chào này, hai tay để thẳng bên hông và đầu chỉ hơi cúi trong khoảng 2 giây. Đây là cách mà người Nhật chào nhau bình thường vài lần trong ngày. Nhưng nếu là lần đầu gặp nhau thì nên thi lễ chào còn đến những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào là được rồi nhé!

2.Tinh thần võ sĩ đạo

Như bạn đã biết đây, Nhật Bản là đất nước của các võ sĩ đạo vô cùng ý chí và kiên cường. Chính vì vậy, đối với người Nhật bản thì tinh thần võ sĩ đạo tồn tại như một lý tưởng sống vô cùng nghị lực và tràn đầy quyết tâm để hướng đến.

Để có thể trở thành một võ sĩ đạo chân chính thì cần phải rèn luyện được các đức tính sau: Ngay thẳng, sự nhân từ, lễ phép, có khả năng tự kiểm soát được bản thân, có lòng trung thành, dũng cảm và cả sự danh dự.

Nhờ vào tất cả những đức tính đó, Nhật Bản từ một đất nước nghèo của khu vực Đông Á đã vươn lên và trở thành được một cường quốc châu Á. Đồng thời đây cũng là một nước sở hữu nền công nghiệp tiên tiến và kinh tế vô cùng phát triển thuộc top đầu trên thế giới.

3.Văn hóa trà đạo trong cuộc sống

Bắt đầu phát triển từ khoảng nửa cuối của thế kỷ VII, trà đạo trở thành một nghệ thuật đẹp của Nhật Bản. Cũng kể từ đó nghệ thuật thưởng thức trà đạo cũng đã trở thành một nét đẹp đặc trưng trong nền văn hóa Nhật Bản.

Có thể đối với chúng ta, đó đơn thuần chỉ là một cốc trà bình thường. Thế nhưng, đối với người Nhật thì cốc trà đó lại rất đặc biệt bởi lẽ từ cốc trà đó có thể mở ra ở bên trong tâm hồn của người thưởng trà một chân trời rộng lớn hơn.

Đồng thời họ cũng đặt niềm tin rằng, bằng nghệ thuật thưởng trà cá nhân mỗi người có thể tìm được giá trị tinh thần cá nhân. Tinh thần và nét đẹp của trà đạo được thể hiện qua 4 chữ: Hòa – Kính –  Thanh – Tịch.